TIN TỨC SINH VIÊN
Trường Đại học Khoa Học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM
Tin hot
recent

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: NGÀNH THÔNG TIN HỌC


 (tintuchcmussh) Thông tin học là một ngành khoa học liên ngành với mối quan tâm chính là việc thu thập, phân loại, xử lý, lưu trữ, tìm kiếm và phổ biến thông tin. Ngành thông tin học nghiên cứu việc sử dụng thông tin trong các tổ chức và áp dụng các phương pháp trong khoa học về thông tin giúp cho việc quản lý nguồn thông tin trong tổ chức trở nên hiểu quả hơn.  

                             
1.     Mục tiêu ngành thông tin học.
Ngành Thông tin học có mục tiêu chính là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và năng lực chuyên môn vững vàng trong việc xây dựng và xử lí thông tin; Tổ chức hệ thống tra cứu, lưu giữ, bảo quản thông tin; Phân tích, tổng hợp, tạo dựng các sản phẩm thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu thư mục và toàn văn, các bộ sưu tập thông tin số, các sản phẩm thông tin đa phương tiện…; Tổ chức các dịch vụ thông tin và truyền thông đến mọi đối tượng người dùng tin khác nhau. Nắm chắc các phần mềm tích hợp trong việc quản trị thông tin; Có khả năng nghiên cứu, làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực quản trị thông tin.
2.     Ý nghĩa ngành thông tin học đối với xã hội.
Thông tin hiện nay được coi là một trong những loại tài sản quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào. Đối với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công cộng, phần lớn ngân sách hoạt động được dùng vào việc xử lý thông tin. Tất cả các cấp trong chính phủ đều cần đến thông tin để hỗ trợ cho công việc điều hành và giúp ích rất nhiều trong việc thực hiện các mục tiêu hoạt động, và nó cũng là một bằng chứng cho thấy cách thức chính phủ đang điều hành công việc và trao đổi thông tin trong chính phủ đang được thực hiện.
Hiện tại, thông tin học là một ngành không còn mới lạ đối với các nước phát triển. Với vai trò quan trọng trong hoạt động của mọi tổ chức trong xã hội, ngành học này nhanh chóng được nghiên cứu và được đào tạo trong rất nhiều trường đại học. Tuy nhiên, tại Việt Nam đây là một ngành học mới và được tiên đoán là một trong những ngành mũi nhọn trong tương lai.  
3.     Với ngành thông tin học bạn có những gì và tại sao lại chọn nó?
Ngành Thông tin học, nơi đào tạo những người dẫn đường tri thức trong xã hội thông tin. Trở thành người hoạt động trong ngành Thông tin học, bạn có cơ hội khám phá các kiến thức và kĩ năng:
-         Nghiệp vụ thu thập, xử lí, phân tích, tổng hợp và phân phối thông tin; Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin; Xây dựng các sản phẩm và dịch vụ Thông tin; Triển khai ứng dụng công nghệ hiện đại trong mô hình thư viện điện tử, thư viện số…
-         Kĩ năng điều hành, sử dụng máy tính, hệ thống mạng và các thiết bị số hoá trong môi trường thư viện điện tử.
-         Khả năng hướng dẫn, định hướng người dùng tin tìm kiếm thông tin.
-      Khả năng giao tiếp, marketing, quan hệ công chúng (PR) trong hoạt động thông tin.
4.     Sự khác biệt giữa CNTT và QTTT trong Thông Tin Học.
Công nghệ thông tin (CNTT) là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin. CNTT chủ yếu sử dụng các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.
 Tuy nhiên, CNTT chỉ dừng ở mức kỹ thuật. Như chúng ta có thể nhận thấy là CNTT tự thân nó không tạo ra gì cả, nó chỉ là một công cụ để giúp hiện thực hóa quy trình hoạt động thông tin của một tổ chức một cách tự động hóa bởi máy tính. Việc ứng dụng CNTT ở mọi doanh nghiệp sẽ khó có thể phát triển nếu như không có một quy trình điều hành quản lý thông tin. Và việc xây dựng các quy trình như thế là công việc của các nhà quản trị thông tin (QTTT) đảm nhận.
QTTT là một chuyên ngành trong thông tin học, với nhiệm vụ chính là phân tích và thuyết kế hệ thống quản lý thông tin. Sau đó, vận dụng các thành tựu của CNTT để đưa các hệ thống đó vào hoạt động thực tiễn đáp ứng nhu cầu hoạt động thông tin của doanh nghiệp.
5.     Cơ hội việc làm cho ngành thông tin học.
Nhu cầu về quản trị thông tin là không thể thiếu của mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Do đó, ngành thông tin học mở ra rất nhiều cơ hội việc làm cho những ai đi theo ngành học này, cụ thể:
-         Chuyên viên quản trị thông tin của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cơ sở giáo dục, đào tạo...
-         Chuyên viên quản trị các hệ thống như website, cơ sở dữ liệu, mạng máy tính... ở các cơ quan, tổ chức.
-         Chuyên viên phân tích hệ thống và triển khai cài đặt tới khách hàng các sản phẩm phần mềm quản trị thông tin.
-         Chuyên viên quản lý hồ sơ, giấy tờ tại bộ phận văn thư của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
6.     Một số trung tâm đào tạo ngành thông tin học hiện nay ở Việt Nam.
Thông tin học là ngành học không còn gì là xa lạ tại các nước phát triển. Nó được đầu tư phát triển tại nhiều trường đại học nổi tiếng của thế giới như:  Victoria (New Zealand), Simmons (Mỹ), Aarhus (Đan Mạch)… Tuy nhiên, tại Việt Nam, ngành học này tương đối mới và đang có dấu hiệu phát triển mạnh trong tương lai gần. Sau đây là danh sách một số trường đại học đào tạo ngành thông tin học hiện nay tại việt Nam:

*Nguồn: Khoa Thư viện - Thông tin học, ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM



Unknown

Unknown

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.